Dưới đây là 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả cũng như thành công của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

1. Mật độ thả (Stock density)

Mật độ thả nuôi tôm trong ao có tác động trực tiếp đến hiệu suất sinh trưởng và sản lượng.

Tăng mật độ thả nuôi tôm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm chậm sự phát triển của tôm.

Mô hình nuôi Mật độ thả Tầm quan trọng thức ăn công nghiệp với năng suất Tầm quan trọng của thức ăn tự chế với năng suất
Quảng canh Thấp: 2 – 3 con/m2 Không Rất quan trọng
Bán thâm canh Vừa: 30 – 60 con/m2 Trung bình Trung bình
Thâm canh Cao: 60 – 100 con/m2 Quan trọng (Do hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp) Không
Siêu Thâm canh Rất cao: 100 – 300 con/m2 Cực kỳ quan trọng Không

2. Thức ăn cho tôm nuôi

Cũng giống như mật độ nuôi, mỗi hệ thống canh tác sẽ sử dụng một loại thức ăn khác nhau bao gồm các đặc điểm như hàm lượng protein, lipid, chất xơ … và độ ẩm.

Ví dụ thức ăn có 35% protein thô, 7%lipid và 2% chất xơ được thiết kế cho hệ thống siêu thâm canh còn 35%protein thô, 7%lipid và 4% chất xơ được thiết kế hệ thống thâm canh và bán thâm canh.

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm hơn 50% tổng chi phí nuôi và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ quá trình nuôi.

Đối với tôm thẻ chân trắng nuôi với mô hình bán thâm canh đến siêu thâm canh thì thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp… Sử dụng thức ăn công nghiệp là giải pháp tối ưu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để tôm phát triển tốt cần sử dụng đúng loại thức ăn và đúng kích thước viên thức ăn theo một tỷ lệ nhất định cho từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi.

3. Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn

Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR (Feed convertion ratio) là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho tôm ăn và tổng trọng lượng tôm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.

Mỗi loài nuôi sẽ có một hệ số FCR khác nhau: chẳng hạn như tôm thẻ là 1.1 – 1.3, còn tôm sú FCR dao động ở mức 1.6.

Chất lượng thức ăn: Khi thức ăn có chất lượng thấp không đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ làm tôm chậm lớn và do đó FCR sẽ cao.

Lượng thức ăn cho ăn: khi cho tôm ăn đúng và đủ với nhu cầu sẽ giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt đồng thời giảm tác động ô nhiễm môi trường từ thức ăn dư thừa.

4. Bổ sung khoáng cho tôm

Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản,vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể.

Để tăng trưởng tôm nuôi cần hấp thụ 1 lượng khoáng nhất định trong thức ăn và môi trường nước.

Nhưng với mật độ nuôi càng cao thì nhu cầu khoáng chất càng lớn và môi trường nước sẽ không đủ để đáp ứng. Đo đó việc bổ sung khoáng chất là thực dự cần thiết.

Có 2 cách bổ sung khoáng chất cho tôm: bổ sung khoáng chất thông qua môi trường nước và qua thức ăn.

Qua môi trường nước: hàm lượng khoáng bổ sung phụ thuộc 2 yếu tố 1 tỉ lệ khoáng chất, 2 độ mặn của nước. Tỉ lệ khoáng chất phù hợp cho tôm nuôi là:

Ion Tỉ lệ phù hợp
Na: K 28:1
Mg: Ca 3,4:1
Ca: K 1:1

 

Nồng độ ion khoáng trong ao có độ mặn thấp phải được tăng lên để tương ứng với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng cùng độ mặn. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với các yếu tố cho từng khoáng chất. Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.

bo-sung-khoang-chat-cho-tom

Bổ sung khoáng chất cho tôm

5.Sục khí

Sục khí nhằm cung cấp đầy đủ oxy hòa tan trong ao nuôi đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm.

Máy sục khí cho ao tôm cá là rất quan trọng nhất là với môi trường nuôi thâm canh và siêu thâm canh bởi công dụng của chúng không chỉ cung cấp oxy cho nước ao mà còn giúp tạo dòng chảy nhằm gom tụ chất thải vào hố xiphong.

nguyen-lieu-nuoi-trong-thuy-san-cho-tom-ca-gia-tot-nhat-hoa-chat-phuong-vy

Hóa chất Phương Vy – Nhà cung cấp nguyên liệu nuôi trồng thủy sản uy tín

  • Địa chỉ: 54 đường số 5, Khu phố 3, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
  • Email: phuongvychemical@gmail.com
  • Điện Thoại: 028 62602269

Theo Phương Vy Chemical

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *